Thủ công nghiệp của nước ta ngày nay có sự duy trì và phát triển hơn so với thời Lê sơ Thủ công nghiệp Đại Việt thời Lê sơ

Hai hình chính của thủ công nghiệp nhân dân là phường hội, làng nghề chuyên nghiệp và nghề phụ của nông dân.

Nghề phụ của nông dân

Dù không sản xuất thường xuyên nhưng hình thức này cũng khá quan trọng trong đời sống xã hội. Khi nông nhàn, người nông dân thường làm những công việc dệt vải, làm nón, đan lát... Sản xuất sản phẩm chủ yếu để giải quyết nhu cầu gia đình, một số khác phục vụ thị trường địa phương. Sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp này phản ánh tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp của kinh tế thời kỳ này[1].

Phường hội, làng nghề chuyên nghiệp

Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đương thời có:

  • Sơn Tây: huyện Bất Bạt có nghề làm dầu, gai, đay; huyện Tam Nông có nghề làm chè tai mèo, sáp vàng sáp trắng, làng Nguyên Thán dệt vải, huyện Tiên Phong dệt lụa.
  • Sơn Nam: huyện Thanh Oai, Bộ La Thái Bình dệt lụa, huyện Kim Bảng làm the; Hải Triều Thái Bình dệt chiếu, xã Hoàng Mai huyện Thanh Trì và xã Bình Vọng huyện Thượng Phúc nấu rượu sen, rượu cúc, xã Đông Thái nấu rượu nếp. Những làng rượu này rất nổi tiếng, để tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ đón bốn mùa.
  • Kinh Bắc: làng Bát Tràng, Gia Lâm làm bát chén; làng Huệ Cầu huyện Văn Giang nung vôi
  • Nghệ An: huyện Tương Dương dệt vải thưa, huyện Thạch Hà làm the mỏng
  • Quảng Nam: xã Tư Minh huyện Tuy Viễn làm tơ gai, xã Miên Sơn huyện Tuy Viễn dệt lụa màu huyền
  • Lạng Sơn: châu Yên Bác có nghề làm gấm thêu, các chất thơm. Sản phẩm dùng làm đồ tiến cống.